Chuyển đến nội dung
Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy là hai hình thức chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với các điều kiện về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tính chất, đối tượng và quy trình thực hiện của hai hình thức này lại có điểm khác nhau. Bài viết này sẽ chỉ ra và phân tích về đặc điểm của hai loại hình chứng nhận này.
Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì ?
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Như vậy Chứng nhận hợp chuẩn, Chứng nhận hợp quy là hoạt động xác nhận một đối tượng phù hợp với một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng. Hay nói cách khác, đây là phương thức để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi nó được lưu thông ra thị trường.
Kết quả của hoạt động chứng nhận này là giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy hay còn được biết đến với tên gọi giấy chứng nhận chất lượng hay CQ (Certificate of Quality).
Các phương thức chứng nhận hợp quy?
Để có thể được cấp chứng nhận hợp quy, hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Chủ thể thực hiện chứng nhận hợp quy là cơ quan chức năng có thẩm quyền. Về cơ bản, cơ quan Nhà nước tiến hành kiểm tra tính hợp quy và chứng nhận hợp quy dựa trên các phương thức cụ thể nhất định như sau:
– Phương thức thử nghiệm mẫu điển hình;
– Phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
– Phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
– Phương thức 4 thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
– Phương thức 5 thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
– Phương thức đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
– Phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
– Phương thức 8 thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Có thể thấy, phương thức chứng nhận hợp quy mà Nhà nước đưa ra khá đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt trong quá trình chứng nhận hợp quy của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Để xem xét xem sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp có đảm bảo đúng và đầy đủ tính kỹ thuật hay không, cơ quan Nhà nước có thể dựa vào một trong các phương thức nêu trên.
Phân biệt hợp chuẩn và hợp quy
Bên cạnh những điểm giống nhau là đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất, thì giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy còn có những điểm khác nhau nhất định.
– Thứ nhất, về phạm vi áp dụng:
+ Chứng nhận hợp chuẩn: Phạm vi áp dụng của chứng nhận hợp chuẩn là đối với các sản phẩm không có khả năng gây ra tình trạng mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
+ Chứng nhận hợp quy: Phạm vi áp dụng của chứng nhận hợp quy là các sản phẩm gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
– Thứ hai, về tính chất:
+ Chứng nhận hợp chuẩn: Chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất tự nguyện và được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tức trong quá trình kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, các doanh nghiệp muốn thể hiện uy tín của mình trên thị trường tiêu thụ, hoặc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm của đối tác thì họ có thể yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp chuẩn.
+ Chứng nhận hợp quy: Chứng nhận hợp quy mang tính chất bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa của mình. Bởi lẽ, yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất hàng hóa sản phẩm rất quan trọng; nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, Nhà nước yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện chứng nhận hợp quy.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sơ để đánh giá chứng nhận hợp chuẩn hợp quy ?
Đối với Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn sẽ được đánh giá trên cơ sở các Tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN và Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Các loại tiêu chuẩn này được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, thông qua và công bố dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, kết quả nghiên cứu và thực tiễn.
Đối với Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy sẽ được đánh giá dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn quốc tế, kết quả nghiên cứu, thực tiễn áp dụng, kiểm tra giám sát.
QACONTROL đang cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nào ?
Hiện tại QACONTROL đang dịch vụ chứng nhận sản phẩm theo:
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 01 – 190: 2020/BNNPTNT, Sửa đổi 1:2021 QCVN 01 – 190: 2020/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp quy theo theo QCVN 02-32-2:2020/BNNPTNT
-
Chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 11754:2016
-
Chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 11041-8:2018
-
…..
Khách hàng nếu có nhu cầu chứng nhận hợp chuẩn hợp quy có thể liên hệ ngay:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH QACONTROL
Địa chỉ: Số nhà 19, Dãy B1, Tổ 38, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 092.882.3882 – 094.474.8004 – 091.314.3576
Mail: qacontrol@outlook.com